Chi phí đầu tư điện mặt trời áp mái là bao nhiêu? Làm cách nào để tối ưu chi phí điện mặt trời áp mái? là những câu hỏi Solar Top thường xuyên nhận được. Bài viết sau sẽ giúp các bạn giải đáp tất cả những thắc mắc này!
Bắt đầu từ năm 2017, Việt Nam đã ra Thông tư số 16/2017/TT-BCT quy định về phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời nhằm khuyến khích người dân đầu tư vào lĩnh vực này. Kể từ đó đến nay, thị trường đầu tư điện mặt trời áp mái vẫn tăng trưởng đáng kể.
1. Giá mua điện mặt trời áp mái của EVN năm 2020
Quyết định ngày 6/4/2020 vừa qua của Thủ tướng Chính phủ có điều chỉnh mức giá mua đối với các dự án điện mặt trời áp mái là 1.943 đồng/ kWh. Mức giá này thấp hơn một chút so với quy định trước khiến nhiều người dự đoán thị trường điện mặt trời sẽ chững lại do chi phí điện mặt trời áp mái không đổi nhưng giá mua lại tăng.
Tuy nhiên, điểm mới trong quyết định này chính là hướng dẫn thực hiện hợp đồng mua bán điện giữa các nhà đầu tư và người mua tự do. Theo đó, các chủ đầu tư dự án điện mặt trời áp mái ở các tòa nhà, cao ốc, nhà xưởng… có thể bán điện cho cư dân/ người dùng điện ở tầng dưới các công trình đó theo mức giá và điều khoản tự thỏa thuận. Điều này cho phép nhà đầu tư đa dạng nguồn thu và tối ưu hóa chi phí điện mặt trời áp mái.
2. Hướng dẫn tính suất đầu tư, thời gian hoàn vốn và chi phí điện mặt trời áp mái 2020
2.1 Suất đầu tư điện mặt trời áp mái
Thông thường, dự toán một hệ thống điện mặt trời áp mái được phân bổ như sau:
– Nhân công (chiếm 8%): Bao gồm chi phí lắp đặt, thử nghiệm, vận hành, kết nối…
2.2 Chi phí điện mặt trời áp mái 2020
Giá trung bình của một dự án điện mặt trời trên thế giới đã giảm hơn một nửa trong vòng 3 năm qua. Tính đến đầu năm nay chỉ còn trên dưới 20 triệu đồng/kWp. Theo Hiệp hội các ngành công nghiệp năng lượng mặt trời của Hoa Kỳ, con số này sẽ tiếp tục giảm đáng kể. Chúng ta cũng có thể thấy rằng, công suất hệ thống càng lớn thì suất đầu tư càng rẻ.
Chi phí lắp đặt điện áp mái công suất dưới 1MWp
Với điện áp mái dân dụng, chi phí rơi vào 20 – 25 triệu đồng/ kWp, tương đương với tổng chi phí đầu tư từ 70 – 100 triệu đồng.
Chi phí lắp đặt điện áp mái công suất trên 1MWp
3. Thời gian thu hồi vốn & mức sinh lời của một dự án điện mặt trời áp mái
Các dòng pin giá rẻ thường suy hao nhanh (> 3%/năm), khiến sản lượng giảm đáng kể.
Giá mua lại điện mới nhất của EVN là 1.943 đồng/ kWh (chưa bao gồm 10% VAT).
Như vậy, chỉ trong 5 – 7 năm là nhà đầu tư có thể thu hồi lại vốn và hưởng 18 – 20 năm thu lợi nhuận cho riêng bạn.
4. Nên bắt đầu đầu tư điện mặt trời áp mái từ đâu?
– Xác định đặc tính dự án, bao gồm các đặc điểm địa hình, vốn, kỳ vọng lợi nhuận, thời gian hoàn vốn mong muốn;
– Lập dự toán đầu tư theo hướng dẫn trên