Khi việc tiêu thụ điện mặt trời trở nên phổ biến, sự đảm bảo an toàn của hệ thống này càng được quan tâm hơn. Việc bảo trì, bảo dưỡng hệ thống là bước quan trọng để phòng tránh những lỗi không mong muốn. Hãy cùng Solar Top tìm hiểu về việc bảo trì, bảo dưỡng hệ thống điện mặt trời trong bài viết này.



Thế nào là bảo trì, bảo dưỡng hệ thống điện mặt trời? 

Khái niệm

Bảo trì, bảo dưỡng hệ thống điện mặt trời được hiểu là kiểm tra các thiết bị thuộc hệ thống điện mặt trời và đảm bảo chúng vẫn hoạt động hiệu quả để cung cấp sản lượng điện ở mức cao nhất có thể cho người dùng. Thông thường, việc bảo trì sẽ đi kèm với việc vệ sinh thiết bị, giúp cho các chủ đầu tư an tâm rằng hệ thống điện của họ sẽ được kiểm tra và đưa ra các giải pháp kịp thời, cũng như đủ sạch và khoẻ để hoạt động bền bỉ trong một khoảng thời gian trong tương lai.

Các phương thức bảo trì

Việc bảo trì hệ thống điện mặt trời được chia làm 2 loại: bảo trì định kỳ và bảo trì khẩn cấp. 

Phương thức bảo trì định kỳ bao gồm:

Kiểm tra (kết cấu giàn khung pin, junction box, dây dẫn, nối đất hệ thống)

Phát hiện lỗi bề mặt pin (vết nứt, hotspot, đổ bóng)

Làm sạch (tấm pin, inverter)

Phương thức bảo trì khẩn cấp là các bước thay thế các thiết bị hỏng như tấm pin, cầu chì bị nổ, inverter, dây dẫn và phụ kiện giàn khung,…

Có thể thấy phương thức bảo trì định kỳ đem lại hiệu quả bền vững cũng như đảm bảo chi phí cho các chủ đầu tư hơn.




Vì sao việc bảo trì, bảo dưỡng hệ thống quan trọng?

Con người thường có thói quen sử dụng đồ vật cho đến khi hỏng thì mới vội vàng sửa chữa. Trong suốt quá trình sử dụng, khi thiết bị hoạt động trơn tru hoặc báo những dấu hiệu hỏng hóc ban đầu, người dùng thường không thực sự quan tâm. Nhưng, trong trường hợp thiết bị điện là một hệ thống điện mặt trời đắt đỏ, liệu họ có sẵn sàng chi một mức phí khổng lồ để sửa chữa cả hệ thống không? Vì là một hệ thống, nên chỉ một bộ phận hỏng cũng có thể ảnh hưởng đến tất cả các thiết bị còn lại. Do đó, việc bảo trì, bảo dưỡng hệ thống định kỳ là việc cần thiết, là tiền đề để hệ thống điện mặt trời tồn tại được ít nhất 20 – 25 năm theo tiêu chuẩn nhà sản xuất. Như đã liệt kê ở trên, thực hiện việc bảo trì, bảo dưỡng định kỳ sẽ giúp hệ thống điện mặt trời đảm bảo tuổi thọ cao hơn cả.

 

Từ những hoạt động bảo trì bảo dưỡng hệ thống điện mặt trời, người kiểm tra có thể đưa ra các giải pháp giúp hệ thống điện đạt hiệu suất tối đa. Những giải pháp có thể là làm sạch tấm pin (do bụi bẩn, pin không thu được quang năng hiệu quả như mong muốn), thay thiết bị hoặc vệ sinh các lỗi hỏng tại đầu nối, junction box, inverter,… Đây không chỉ là giải pháp đơn thuần, mà là những chẩn đoán được đưa ra sớm nhất để bạn kịp thời khắc phục những sự cố của hệ thống điện mặt trời.

 


Điều gì xảy ra với hệ thống điện mặt trời khi chưa được bảo trì?

Trong quá trình sử dụng, hệ thống điện mặt trời sẽ xảy ra một số lỗi, chủ yếu tại tấm pin và inverter – 2 bộ phận quan trọng nhất của hệ thống.

Tấm pin mặt trời thường sẽ xuất hiện những lỗi như

  • Bụi bẩn làm giảm hiệu suất của tấm pin
  • Hiện tượng hot spot (điểm nóng cục bộ) khiến những tấm pin rơi vào nguy cơ cháy nổ
  • Một trong số những tấm pin bị hỏng kéo theo hiệu suất của các tấm pin còn lại
  • Những tấm pin xảy ra hiện tượng vỡ, nứt, ngưng tụ hơi nước trên bề mặt kính,…do ảnh hưởng của thời tiết

Đối với inverter, một số lỗi bên ngoài có thể thấy ngay là mối nối lỏng lẻo, bụi bám vào lỗ thoát nhiệt,… Những lỗi này dẫn đến một số trường hợp như: inverter ngừng hoạt động, hệ thống phát điện trở yếu đi hoặc hệ thống không đẩy điện ra điện lưới.




Những lỗi bên trên nếu được phát hiện sớm sẽ được khắc phục và không gây ảnh hưởng lớn tới toàn bộ hệ thống. Để làm được điều đó, các thao tác bảo trì phải chắc chắn, chính xác và thực hiện đầy đủ các bước.


Những thao tác khi bảo trì hệ thống điện mặt trời

Hãy tưởng tượng bạn đang đảm nhận nhân viên bảo trì hệ thống điện mặt trời cho hộ gia đình S. Khi thực hiện hoạt động bảo trì, bảo dưỡng hệ thống điện mặt trời, bạn cần quan tâm đến 2 thiết bị chính là những tấm pin mặt trời và inverter trước, sau đó sẽ kiểm tra tổng quát toàn bộ hệ thống.

 

Khi kiểm tra pin, bạn sẽ lưu ý đến một số lỗi đã được liệt kê ở phần trên. Sau khi kiểm tra, bạn có thể thực hiện quy trình vệ sinh tấm pin để đảm bảo pin đã ở trong điều kiện tốt nhất.

 

Đến với inverter, những lỗi trên cũng sẽ được khắc phục thông qua hoạt động bảo trì inverter, bao gồm một số bước kiểm tra sau đây:

  • Đảm bảo inverter được đặt ở môi trường thoáng khí và tránh ảnh nắng mặt trời
  • Kiểm tra bộ lọc bụi, lỗ thoát nhiệt, những yếu tố hỏng hóc có thể nhận ra bằng mắt thường
  • Kiểm tra cổng kết nối AC/DC, bảng mạch,…
  • Lưu ý kiểm tra trước 7h và sau 17h để tránh thất thoát sản lượng

Cuối cùng, kiểm tra các thiết bị còn lại để phát hiện ra lỗi hở mạch, lỗi ngắn mạch nếu có.

 


Khi nào cần bảo trì, bảo dưỡng điện mặt trời?

Sau đây là gợi ý về thời điểm bảo trì thích hợp để bạn an tâm chăm sóc cho hệ thống điện mặt trời của mình:

  • Kiểm tra sản lượng hệ thống hàng ngày
  • Kiểm tra và làm sạch tấm pin khoảng 2 tuần 1 lần
  • Kiểm tra các kết nối điện của giàn pin khoảng 2 lần 1 năm

Song song với việc theo dõi hệ thống điện thường xuyên, bạn nên vệ sinh tấm pin định kỳ để đảm bảo sản lượng điện.




Bảo trì, bảo dưỡng hệ thống điện mặt trời không tốn kém như bạn nghĩ!

Với những thông tin về khái niệm, phương thức và thao tác bảo trì bảo dưỡng điện mặt trời như trên, có thể bạn sẽ nghĩ việc bảo trì hệ thống điện mặt trời là thực hiện hằng ngày bằng việc kiểm tra thường xuyên thông qua các phần mềm hoặc quan sát bên ngoài. Điều này đúng nhưng chưa đủ, vì bạn cần những đánh giá chuyên môn, những thiết bị chuyên dụng cũng như những cách giải quyết đúng đắn. Bên cạnh đó, bước vệ sinh tấm pin là bước rất nguy hiểm khi phải thực hiện trên cao, điều kiện nước dễ gây hỏng hóc vào đường dây điện. Việc thực hiện thủ công và thiếu chuyên môn có thể dẫn đến những tác động ngoại lực (giẫm, rơi đồ) gây ảnh hưởng đến bề mặt pin.

 

Để tiết kiệm thời gian và đưa ra những đánh giá chính xác nhất, việc thuê một đội ngũ có chuyên môn trong ngành là việc cần thiết. Hãy đầu tư cho hôm nay để phòng tránh những sự cố không đáng có trong tương lai.

Hơn cả, các thiết bị chuyên dụng cho việc bảo dưỡng, kiểm tra cần người có chuyên môn sử dụng cũng như việc tự mua tất cả rất tốn kém và bạn không thể đảm bảo về chuyên môn như người trong ngành. Như vậy, sở hữu trong tay một đội ngũ chuyên môn, bạn có thể tiết kiệm thời gian, công sức, giảm tối đa sự cố rủi ro khi bảo trì, bảo dưỡng hệ thống điện mặt trời.

 

Solar Top mang đến giải pháp bảo trì, bảo dưỡng hệ thống điện mặt trời từ A-Z. Khách hàng trao cho chúng tôi niềm tin, chúng tôi trao họ sản phẩm chất lượng và sự an tâm. Hệ thống pin của bạn sẽ được đảm bảo thông qua việc kiểm tra, làm sạch và cung cấp dịch vụ sửa chữa. Với đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp và kinh nghiệm nhiều năm trong ngành, Solar Top tự hào sẽ đem đến cho khách hàng những gói bảo dưỡng, bảo trì điện mặt trời chất lượng nhất.

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY TNHH SOLAR TOP

Địa chỉ: Số 29 – LK11 Khu đô thị An Hưng, Phường Dương Nội, Quận Hà Đông, TP Hà Nội

Hotline: 0988.345.842

Email: info@solartop.vn

Website: https://solartop.vn