Việc lựa chọn xây dựng một hệ thống năng lượng điện mặt trời là một quyết định đầu tư lớn. Quyết định này cần được xem xét dưới nhiều khía cạnh và đặc biệt là tài chính. Hãy cùng Solar Top điểm qua những vấn đề tài chính mà bạn cần quan tâm khi bắt đầu xây dựng hệ thống điện mặt trời.

Nguồn vốn, điều kiện hiện tại

Trong bất cứ một quyết định mua sắm hay đầu tư nào, bạn cũng cần phải cân nhắc đến năng lực tài chính hiện tại của mình. Tại đây, cần xem xét liệu nguồn lực hiện tại có giúp được bạn trang trải các loại chi phí thuộc quá trình vận hành như lắp đặt, duy trì, bảo hành, bảo trì… không. Hoặc bạn cần trả lời câu hỏi: “Có hay không phương án nào có thể đảm bảo duy trì mức tài chính của gia đình, công ty ở con số vừa phải?”

Việc lựa chọn một mô hình phù hợp với nguồn lực cá nhân doanh nghiệp hay hộ gia đình là bước đầu giúp bạn xây dựng hệ thống điện mặt trời thành công.

>> Xem thêm hướng dẫn chi tiết chi phí điện mặt trời áp mái 2020 << 

Chính sách ưu đãi, vay vốn

Hiện nay, nước ta vẫn còn nhiều doanh nghiệp hay hộ gia đình chưa đủ điều kiện để có thể tiếp cận hay xây dựng hệ thống điện mặt trời, vì thế các công ty thuộc ngành năng lượng và các ngân hàng đều cố gắng thực hiện các chính sách để hỗ trợ những trường hợp này.  

Nắm bắt nhu cầu này, trên thị trường đã xuất hiện những gói tín dụng dành cho các doanh nghiệp, cá nhân vay để đầu tư lắp điện mặt trời áp mái, lãi suất ưu đãi. Đối với những gói tín dụng xanh này, người đi vay còn được hưởng chiết khấu trực tiếp cho hệ thống điện năng lượng mặt trời từ công ty liên kết với ngân hàng. Thêm vào đó, người dân sẽ được vay vốn với lãi suất thấp hơn bình thường.

Bên cạnh những tổ chức tín dụng thì những doanh nghiệp trong ngành năng lượng sạch cũng luôn tạo điều kiện bằng cách áp dụng những chương trình khuyến mãi giảm giá đối với các sản phẩm. Ngoài ra, những nhà đầu tư còn được nhận các chương trình khác như trả góp, chiết khấu cao đối với hóa đơn thanh toán trước…

Với những chính sách như vậy, các tổ chức luôn mong muốn người tiêu dùng sẽ không còn đắn đo khi nghĩ tới việc xây dựng hệ thống điện mặt trời. Việc mua hệ thống điện năng lượng mặt trời cũng sẽ diễn ra dễ dàng như việc mua sắm vật dụng gia đình – không quá lo lắng về chi phí đầu tư ban đầu, không bị nặng gánh về vấn đề chi phí hàng tháng.

Chi phí lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời

Đối với mỗi mô hình, tùy vào quy mô lớn nhỏ mà chi phí lắp đặt, giá mua vật liệu đầu vào cũng khác nhau.


Chi phí lắp đặt điện mặt trời công suất dưới 1 MWp

Đối với mô hình điện áp mái dân dụng dành cho các hộ gia đình, chi phí rơi vào khoảng 10 – 12 triệu đồng/kWp. Thông thường, tổng chi phí lắp đặt cho mô hình nhỏ (5 – 50 kWp) này tương đương từ 70 – 500 triệu đồng. 


Trong khi đó, các dự án văn phòng, nhà xưởng nhỏ… có chi phí đầu vào thấp hơn từ 8 – 10 triệu đồng/kWp. Đối với các công trình 300 – 500 kWp thì tương đương với khoản tổng phí đầu tư khoảng 2 tỷ 500 triệu đồng đến 4 tỷ đồng.

Chi phí lắp đặt điện mặt trời công suất trên 1 MWp

Các dự án này thường là dự án thương mại lớn, cho các cao ốc, hệ thống nhà máy hay mô hình trang trại điện mặt trời…. có chi phí 8 triệu đồng/ kWp. Do đó, chi phí lắp đặt điện mặt trời với dự án có công suất lớn hơn 1MWp nằm trong khoảng từ 7 – 8 tỷ đồng.

Các thành phần cấu thành hệ thống giá của một hệ thống điện năng lượng mặt trời

Thông thường, dự toán một hệ thống điện mặt trời áp mái được phân bổ như sau:

Hệ thống pin năng lượng mặt trời (chiếm 50%): Đây là thành phần chính của một hệ thống giúp hấp thụ bức xạ ánh sáng mặt trời và sản sinh dòng điện DC. Chúng chiếm hơn một nửa chi phí tổng. Xem thêm

Bộ biến tần – Inverter (chiếm 25%): Sau khi dòng DC được hệ thống pin sản xuất, bộ biến tần sẽ chuyển hóa chúng thành dòng xoay chiều AC. Bộ phận này chiếm 25% chi phí tổng. Xem thêm

Hệ thống cân bằng (chiếm 17%): Nhóm này bao gồm khung giá đỡ, phụ kiện, cáp quang, chống sét, tủ điện…

Nhân công (chiếm 8%): Bao gồm chi phí lắp đặt, thử nghiệm, vận hành, kết nối…

Ngoài ra, mức độ bền của hệ thống phụ thuộc nhiều vào chất lượng của các dòng pin và nó tác động đến chi phí lắp đặt của hệ thống. Thông thường theo nghiên cứu, mức độ suy hao của các tấm pin năng lượng mặt trời nằm trong khoảng từ 0,8% – 3%.

Vì vậy, việc lựa chọn một dòng pin tốt cũng là một quyết định quan trọng của các nhà đầu tư.
 

Đối với các hãng thuộc Top 10 thế giới như Jinko Solar thường có cam kết bảo hành hiệu suất trên 80% trong vòng 25 năm và đã được kiểm chứng. Như vậy, cứ mỗi năm, pin hao mòn 0.8%, sản lượng giảm trong khoảng chấp nhận được.

Dự toán chi phí sử dụng

Chi phí sử dụng cũng là một khoản tài chính quan trọng mà bạn cần xem xét trước khi xây dựng hệ thống điện mặt trời.

Với thiết kế của các tấm pin năng lượng mặt trời đủ điều kiện để chống lại các tác nhân như mưa, bão, gió lớn… từ bên ngoài, vì thế chi phí khi sử dụng về bảo hành và bảo trì của hệ thống là không cao. Thông thường, đối với các doanh nghiệp kinh doanh tấm pin thì thời gian bảo hành là khoảng 25 năm. Đây là khoảng thời gian đủ dài để hệ thống có thể đi vào ổn định hoạt động cũng như đảm bảo được lợi ích cho người sử dụng.

Việc lắp đặt hệ thống các tấm pin luôn phải ở ngoài trời giúp cho một phần chất bẩn được làm sạch bởi mưa, gió… tự nhiên. Vì thế, bạn có thể phải bỏ ra một khoản nhỏ chi phí cho việc vệ sinh tấm pin thường xuyên. Thời gian vệ sinh định kỳ cho hệ thống là khoảng 3-6 tháng, tùy vào độ bẩn cũng như độ lớn của quy mô. >> Chi phí bảo trì hệ thống điện mặt trời <<


Khi hệ thống năng lượng “sạch” được đưa vào hoạt động, chi phí sử dụng dành cho điện lưới bình thường sẽ được giảm đáng kể hoặc có thể thay thế hoàn toàn. Mặc dù, chi phí ban đầu bỏ ra cho hệ thống là lớn nhưng hiệu quả đầu tư lại cao. Không chỉ đơn giản là sử dụng cho các hoạt động cá nhân mà hiện nay nhiều hộ gia đình, doanh nghiệp còn sử dụng nguồn năng lượng này để bán cho Công ty Điện lực Việt Nam nếu vẫn dư thừa.

Cơ chế mua bán điện và thời gian thu hồi vốn

Để nắm được bức tranh tổng quan về chi phí điện mặt trời, chúng ta cần biết rõ giá mua điện mới nhất hiện nay. Vì trên thực tế, việc tính toán chi phí sẽ trở nên vô nghĩa nếu nhà đầu tư không dự đoán được mức doanh thu của các dự án.

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành việc điều chỉnh mức giá mua đối với các dự án điện mặt trời áp mái là 1.943 đồng/ kWh thông qua quyết định ngày 6/4/2020. So với quy định trước, mức giá này có phần thấp hơn một chút khiến nhiều người dự đoán thị trường điện mặt trời sẽ chững lại do chi phí điện mặt trời áp mái không đổi nhưng giá mua lại tăng. Tuy nhiên, việc vẫn tiếp tục mua lại nguồn năng lượng này đã chứng minh được rằng Chính phủ Việt Nam luôn khuyến khích và cố gắng phát triển, áp dụng nhiều khoa học công nghệ vào mô hình pin năng lượng mặt trời.

Một điểm mới trong quyết định này chính là hướng dẫn thực hiện hợp đồng mua bán điện giữa các nhà đầu tư và người mua tự do. Theo đó, các chủ đầu tư dự án điện mặt trời áp mái ở các tòa nhà, cao ốc, nhà xưởng… có thể bán điện cho cư dân/ người dùng điện ở tầng dưới các công trình đó theo mức giá và điều khoản tự thỏa thuận. Điều này cho phép nhà đầu tư đa dạng nguồn thu và tối ưu hóa chi phí điện mặt trời áp mái.

Việc xây dựng hệ thống điện mặt trời là một trong những quyết định đầu tư quan trọng, vì thế các hộ gia đình hay doanh nghiệp cần quan tâm đến thời gian thu hồi vốn cũng như mức sinh lời của mô hình này. 

Với thời gian suy hao của hệ thống, kết hợp việc kinh doanh nguồn năng lượng này thì như vậy, chỉ trong 5 – 7 năm là nhà đầu tư có thể thu hồi lại vốn và hưởng 18 – 20 năm thu lợi nhuận cho riêng bạn.

Để có thể tiết kiệm được các chi phí cho hệ thống ngay từ ban đầu bạn cần đưa ra lựa chọn công ty đối tác một cách phù hợp. Với nhiều chương trình ưu đãi, khuyến mãi, dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tâm… Solar Top luôn tự tin có thể trở thành một người bạn đồng hành trong suốt quá trình đầu tư lần này.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY TNHH SOLAR TOP

Địa chỉ: Số 29 – LK11 Khu đô thị An Hưng, Phường Dương Nội, Quận Hà Đông, TP Hà Nội

Hotline: 0988.345.842

Email: info@solartop.vn

Website: https://solartop.vn